CÓ HAY KHÔNG BÌNH NƯỚC NÓNG GÂY CHÁY NỔ?
💥💥💥💥💥
Vì sao không nên bật bình nóng lạnh liên tục trong thời gian dài?
Để giải thích có việc vì sao không nên bật bình nóng lạnh liên tục trong thời gian dài,chúng ta cần hiểu sâu hơn,
kỹ hơn về cơ chế hoạt động của thiết bị.
Sau khi được cắm điện hoặc bật aptomat để thiết bị tiến hành đun nước,
khi nước trong bình nóng đúng với nhiệt độ được cài sẵn, rơ le sẽ tự động ngắt mạch điện vào sợi đốt để có thể giữ được bình chỉ nóng
ở mức nhiệt độ đã được quy định ở đây thường là 70 độ C.
Tuy nhiên sau 1 thời gian, nước trong bình sẽ nguội đi, lúc này rơ le nhiệt lại tiếp tục đóng mạch để sợi đốt đun nước nóng lên mức độ quy định.
Hoạt động này sẽ tiếp diễn và lặp đi lặp lại để có thể duy trì độ nóng của nước ở trong bình phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dùng.
Chính vì vậy, việc bật liên tục dù không sử dụng, cũng khiến bình nóng lạnh phải hoạt động liên tục trong trạng thái hết công suất.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiết bị bị quá tải, khiến các linh kiện của bình nhanh hỏng,
hiệu suất sử dụng không được như ban đầu, tuổi thọ của bình giảm đi rất nhiều, nếu hư relay điều nhiệt và lý do gì đó nước trong bình bị cạn
thanh sợi đốt tiếp tục bị nung cháy đỏ nên có thể gây ra chạm chập, cháy nổ.
Cụ thể, bộ phận cảm ứng của bình sẽ bị giảm độ chính xác, đóng cặn làm nước nóng lâu, thanh nhiệt làm nóng
hay lớp cách điện bị ăn mòn nhanh chóng.
Những vấn đề trên sẽ khiến bình nóng lạnh dễ bị nứt, thủng, gây rò rỉ điện, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ chập cháy,
nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của người dùng.
Tất cả bình nóng lạnh đều có dây cấp nguồn tự ngắt điện khi chạm chập nhưng nếu bị hư mất tác dụng thì nguy hiểm khôn lường.
Bên cạnh đó, bật bình nóng lạnh trong thời gian dài còn khiến hóa đơn tiền điện của gia đình gia tăng đáng kể.
Chúng tôi đã tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra và theo dõi xem, nếu bật liên tục bình nóng lạnh cả ngày,
thì thiết bị sẽ tiêu tốn bao nhiều số và tiền điện.
Kết quả cho thấy: Ví dụ với 1 chiếc bình công suất 2431W,
sau 2 ngày được bật liên tục, bình tiêu thụ 13,76 số điện. Vậy 13,76Kw / 2 = 6,88Kw cho một ngày
Nhân với số ngày trong tháng cùng giá tiền điện sinh hoạt hiện nay, từ 200 đến 300 số điện là bậc 4,
thì tổng số tiền gia đình phải trả khi dùng bình nóng lạnh lên tới hơn 523.000 đồng.
👉Với các bạn ở nhà trọ, Vậy số tiền điện phải trả cho bình nước nóng gián tiếp là: 6,88Kw X 3.500đ X 30 = 722.400đ (cho một tháng)
👍Vậy lời khuyên của chúng tôi khi các bạn sử dụng Bình nước nóng gián tiếp là:
1/ trước khi sử dụng (tắm) mở điện, mở Aptomat khoảng 30-40 phút là nước có thể lên 70 độ.
2/ Trước khi sử dụng nên tắt nguồn điện để an toàn tuyệt đối tuy đã có dây cấp nguồn chống giật
3/ Không mở điện thường trực để tiết kiệm điện và các sự cố như đã nói trên.
💗Cảm ơn các bạn đã xem bài viết này. Chúng tôi sẽ nói về Nguy hiểm của máy nước nóng trực tiếp vào các bài sau.
MỤC-LỤC